Chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh

Những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước như các khu vệ sinh, phòng xông hơi … thì nguy cơ xảy ra thấm là rất cao. Do đó biện pháp tối ưu để khác phục tình trạng này là nên xử lý chống thấm trước khi hoàn thiện. Nếu công trình đã qua sử dụng mà xảy ra hiện tượng thấm dột thì khách hàng nên lựa chọn giải pháp xử lý triệt để tối ưu cùng với những vật liệu phù hợp sau khi được tư vấn tìm hiểu kỹ.

Suanha68.com xin đưa ra giải pháp thi công như sau:

Chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh

1) Sản phẩm thi công:

a- Hóa chất chống thấm Cormix của Thái Lan, Sika của Việt Nam liên doanh, Stonhard của Anh…

b- Màng chống thấm dạng khò dán như Bitunil của Ai Cập, Bituplus của Ả Rập, Glasdan Danosa ( Tây Ban Nha )… là màng chống thấm được cấu tạo bởi hợp chất dẻo nhiệt, thành phần bitum cải tiến, gia cố với hệ thống sợi gia cường Polyester có tính đàn hồi rất cao và chịu được trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Màng tự dính Bitustick…

2) Phương pháp thi công:

– Khảo sát và xác định nguyên nhân thấm dột

– Đục tẩy bề mặt cần thi công

b. Phương án dùng màng tự dính:

– Bề mặt phải cứng, sạch, khô và không còn dính vữa yếu, dầu mỡ hoặc các tạp chất khác .

– Để tăng cường độ bám dính cho tấm trải trước khi dán màng, nên lăn 01 lớp sơn lót bitum gốc dung môi Polyprime SB quét lên trên toàn bộ bề mặt thi công.

– Định mức quét từ 0,3 ÷ 0,4 Lít/m2

– Công tác dán màng được thực hiện khi lớp sơn lót đã khô.

– Trải cuộn màng tự dính theo đúng chiều dài yêu cầu, sau  đó cắt màng theo kích thước mong muốn.

– Đặt tấm màng vừa cắt lên khu vực chuẩn bị dán, kiểm tra độ chuẩn khít của nó.

– Bóc bỏ lớp màng Silicon và cẩn thận dán màng chống thấm sao cho diện tích chồng mí tối thiểu là 50mm, sau đó dán màng từ giữa ra hai mép để đẩy hết không khí ở bên dưới màng ra ngoài.

– Láng một lớp vữa xi măng cát lên trên lớp màng chống thấm ngay sau khi thi công xong để bảo vệ màng và hoàn trả mặt bằng.

b- Phương án dùng màng chống thấm dạng khò dán:
– Vệ sinh toàn bộ bề mặt cần chống thấm .

– Bề mặt phải cứng, sạch, khô và không còn dính vữa yếu, dầu mỡ hoặc các tạp chất khác .

– Đối với các cổ ống nước, dùng gioăng chương nở quấn xung quanh các cổ ống sau đó dùng vữa không co ngót đổ xung quanh.

– Khò nóng bề mặt thi công và dùng đèn khò khò màng chống thấm nóng chảy bám chặt vào bề mặt sàn bêtông và chân tường bao quanh.
– Biên độ chồng mí giữa mỗi lần tiếp giáp là 50mm

c. Phương án dùng hóa chất chống thấm:

– Vệ sinh

– Tất cả bề mặt sau khi vệ sinh sạch sẽ phải được phun ướt nước tạo độ ẩm sau đó dùng các dụng cụ như chổi to bản hay bàn chải dầy để quét .

– Đối với các cổ ống nước, dùng gioăng chương nở quấn xung quanh các cổ ống sau đó dùng vữa không co ngót đổ xung quanh.

– Thi công hai lớp, lớp thứ nhất cách lớp thứ hai từ 2 đến 4h .

– Thi công lớp thứ hai theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất.

– Xả nước để kiểm tra . Nếu không còn hiện tượng thấm mới cho làm phần tiếp theo

Sau khi xử lý chống thấm bằng các vật liệu như trên tiến hành ốp lát lại gạch, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước và các thiết bị khác như hiện trạng ban đầu.

Liên hệ:

Điện thoại: 0975 659 995

Website: suanha68.com – Email: dvsuanha68@gmail.com

Sending
Bài viết có hữu ích với bạn? 0 (0 votes)

Phản hồi:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
0975659995